Nơi chia sẻ đam mê CAD-CAM-CNC với góc nhìn cá nhân

12 tháng 12, 2017

Tuổi trẻ như dung nham chảy trong huyết quản .

Tuổi trẻ - ảnh minh hoạ
Theo thống kê thì trên 3/4 các tài xế taxi của Mỹ tự đánh giá năng lực lái xe của mình là trên trung bình . Thật ra , con số này chỉ là khoảng 20-25% . Dễ thấy rằng người ta có xu hướng đánh giá bản thân cao hơn thực lực của họ . Đó là một xu hướng tâm lý phổ biến mà gần như ai cũng có , xuất hiện trong mọi ngành nghề , mọi tầng lớp .

Sinh viên cũng thế , các phương tiện truyền thông liên tục thông báo rằng chất lượng học tập của sinh viên đang thấp hơn nhu cầu của doanh nghiệp rất nhiều , nhưng nhìn chung bạn sinh viên nào cũng đánh giá mình ....trên trung bình , và hệ quả sinh ra là sự thất vọng tràn trề cho thế hệ sinh viên mới ra trường vì tự nghĩ rằng " mình giỏi mà không có đất dụng võ " . Thế mới khổ cho doanh nghiệp chứ .

Sinh viên mới ra trường , mang theo giấc mơ màu hồng , rằng doanh nghiệp phải lớn mình mới làm , tiền lương phải rủng rỉnh mình mới làm , môi trường phải ... tây mình mới làm và còn nhiều điều kiện khắc khe khác nữa mà họ cho rằng họ xứng đáng , nếu không thì dẹp . Chứ chả thấy ai suy nghĩ theo hướng ngược lại , h
ướng suy nghĩ
 xuất phát từ doanh nghiệp bao giờ : anh/ chị có thể đáp ứng những nhu cầu nào , giải quyết được những vấn đề nào của công ty tôi để công ty tôi phải mướn và trả lương như nhu cầu của anh/ chị ?    ( câu hỏi này thường xuyên xuất hiện trong các buổi phỏng vấn )

Đồng ý rằng bạn có rất nhiều tiềm năng phát triển nhưng thật khó để trả lương cao cho một người mới chỉ dừng lại ở mức tiềm năng hơn những nhân viên đã cống hiến nhiều cho công ty họ năm này qua năm khác . Điều này có thể gây ra xích mích nội bộ dẫn đến sự ra đi của không ít nhân sự nếu họ cảm thấy rằng họ bị đối xử không công bằng . Bạn có còn muốn cống hiến cho công ty khi biết rằng mình đã đi làm 2-3 năm rồi nhưng lương vẫn thấp hơn so với một cậu sinh viên mới vào nghề chưa có cống hiến gì nổi bật ?


Đứng trên lập trường của các công ty , họ không thể biết rằng họ có thể sở hữu bạn trong bao nhiêu năm , họ sợ rằng họ tốn tiền của và thời gian đào tạo bạn xong rồi thì bạn lại nhảy việc , điều đó thật chẳng khác nào nuôi gà cho hàng xóm bắt ăn thịt cả . Mà hàng xóm đó nhiều khả năng là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty nhà mình nữa . 


Sinh viên nên cân đo đong đếm lợi ích từ 2 phía : cá nhân mình và cơ sở mình làm việc . làm sao để cân bằng lợi ích từ 2 phía quả là vấn đề nan giải , công việc này cần có thời gian chứ không phải chuyện có thể một sớm một chiều mà làm được , cân nhắc xong mọi thứ bạn sẽ tự đưa ra những tiêu chuẩn làm việc cho riêng mình , dựa vào những tiêu chuẩn ấy để mà tìm kiếm một cơ sở làm việc phù hợp , thật sự nó là cả một quá trình mà bạn phải tự tìm hiểu bản thân và khảo sát các công ty vô cùng vất vả để có thể lựa chọn được công ty phù hợp .

Ví dụ : Bạn muốn mau chóng phát triển bản thân thì nơi thích hợp cho bạn là những công ty có quy mô tương đối , công việc của bạn có thể sẽ nhiều hơn vì các công ty này thường thiếu nhân lực nên họ sử dụng một nhân lực cho nhiều công việc khác nhau , nếu bạn không ngại khó ngại khổ , hãy đầu quân cho những công ty này . Còn nếu bạn muốn có một công việc ổn định , nhàn nhàn , bạn không thích sự cạnh tranh gây gắt thì công ty nhà nước có lẽ sẽ thích hợp cho bạn hơn cả .

Ấy thế mà sinh viên , họ cứ vô tư một cách hết hồn , họ không thấy được tầm quan trọng của việc đưa ra những tiêu chuẩn làm việc cho cá nhân mình . Họ cứ chạy theo nơi làm việc nào có lương cao , thế là sinh ra tâm lý đứng núi này trông núi nọ kiểu như : Ê mậy , công ty đó lương cao đó , tao định bỏ việc nộp đơn ở đó - mà chẳng hề biết là công ty đó làm về lĩnh vực gì
 . Người kém tự tin hơn thì : giờ tao chỉ mong nộp đại vào một công ty nào đó , ai nhận tao thì tao làm , tao cũng chả biết làm gì . Kệ , lương ba cọc ba đồng vẫn hơn là thất nghiệp . Ôi bạn của tôi ơi ! bạn có biết là bạn đang đi vào  một con đường tăm tối hay không ? vấn đề không nằm ở phía công ty , vấn đề nằm ở phía của chính bạn đấy .


Thật trêu ngươi khi ông trời ban cho chúng ta khả năng học hỏi được mọi thứ ở cái độ tuổi 22-30 nhưng cũng ban nhiều cám dỗ và tính khí dễ bỏ cuộc cho cái tuổi này . Cái độ tuổi mà con người ta đáng lẽ phải còng lưng ra làm việc bất chấp khó khăn vì họ có sức trẻ và dòng máu nóng đang chảy trong huyết quản
 , h phải nhảy vào tâm của vòng xoáy công việc để mà ngoi lên với đời từng chút một , thì họ lại bắt chéo chân , tính toán thiệt hơn so sánh từng chút một , thế là họ nhảy việc , như hệ quả tất yếu của việc tính toán thiệt hơn quá nhiều . Đối với một số người nhảy việc dần trở thành công thức giải quyết cho mọi vấn đề với cơ sở họ làm việc . họ mang tâm thế và sự
 kỳ vọng đến với công ty mới rồi lại chợt nhận ra rằng nơi đây cũng không khác nơi cũ là mấy , chỉ khác là bên đây giỏi quảng cáo để tuyển người dễ hơn thôi . Một lần nữa , nhảy việc lại là công thức giải quyết những thất vọng mới của họ .

Nhìn vào CV thì hoành tráng những công ty cộm cán đã ... qua tay cậu nhân viên này , rồi nhìn vào số năm cống hiến thì ai cũng phải lắc đầu .Một cách rất tự nhiên những những nhà tuyển dụng sẽ đặt câu hỏi :  Những công ty cộm cán kia còn không giữ chân được nhân viên này trong 3-4 năm
 thì làm sao công ty mình có thể giữ chân được cậu ta được lâu dài ? Mình có nên tuyển một nhân viên mà có lẽ kỹ năng nhảy việc của cậu ta còn giỏi hơn cả kỹ năng chuyên ngành hay không ? 


Tôi luôn nghĩ rằng , mỗi chúng ta tồn tại trên cõi đời này nhất thiết rằng chúng ta sẽ tạo ra một giá trị nào đó mà xã hội cần . Giá trị đó có thể đổi ra tiền hoặc không đổi ra tiền , nhưng về bản chất giá trị đó bạn sẽ phải trao đến tay người cần nó , đó là sự cho đi .Rồi một người nào đó họ cũng sẽ trao tay đến bạn những giá trị mà bạn cần , đó là sự nhận lại 
, bạn có thấy
 cách xã hội vận hành không  ? là sự cho đi và sự nhận lại . Thường thì những gì bạn nhận lại sẽ tương xứng với những gì bạn cho đi . Thế nên nếu sau này bạn nhận thấy rằng mình có quá nhiều đòi hỏi , thì hãy xem xét lại bản thân mình xem mình đã đủ cân lượng để đòi hỏi những điều đó chưa . Nếu bạn là một người trẻ tuổi thì hãy làm việc , làm việc và làm việc .

Người thầy hiệu trưởng trường đại học của tôi từng nói : trong những năm tháng tuổi trẻ , người ta thay vì làm thật nhiều thì họ lại suy nghĩ quá nhiều . Steve Jobs cũng từng nói : hãy khao khát hãy dại khờ .

Có thể bạn cho rằng trụ lại ở một công ty là việc làm của kẻ khờ , làm thế thì chỉ thiệt cho bản thân
 , có thể bạn cho rằng đâm đầu vào làm việc quần quật là kẻ ngốc . Ừ thì khờ , thì ngốc , nhưng có lẻ những con người đó luôn mang một trái tim nóng và bầu nhiệt huyết như dung nham chảy trong huyết quản . Rồi một ngày nào đó , với tất cả trí tuệ của mình , bạn cũng sẽ chẳng giải thích được vì sao những con người mà bạn cho rằng... là khờ là ngốc ấy lại có thể thăng tiến nhanh hơn bạn gấp nhiều lần trong cả công việc lẫn cuộc sống .
    
                                                                                                  Trương Trung Hiếu .










Share:

16 tháng 9, 2017

Công Nghệ In 3D viết lại lịch sử của nhân loại .


Một trong các ứng dụng được kỳ vọng nhất của công nghệ in 3D là việc tạo ra các nội tạng bằng việc in ra các mô sinh học , để chúng gắn kết lại với nhau . Công nghệ in 3D đang tiến từng bước vững chắc trong việc viết lại toàn bộ lịch sử của ngành y học . Đó là một cuộc Cách Mạng thật sự thay đổi toàn bộ thế giới .


Ứng dụng in 3D vào y học

Công nghệ 3D Bioprinting ( công nghệ in 3D sinh học hay còn gọi là công nghệ in 3D tế bào  ) đang phát triển rầm rộ trên toàn thế giới , các nhà khoa học đang vô cùng sôi động trong việc ứng dụng công nghệ in 3D và ngành y khoa , và cuộc chơi này có quy mô toàn cầu . Từ việc các nhà khoa học tại trường đại học Harvard tuyên bố họ đang trong quá trình tạo ra các mô của quả thận bằng công nghệ in 3D - điều tương tự cũng đang diễn ra tại viện sinh học Wake Forest của Mỹ , cho đến các nhà khoa học tại Thuỵ sỹ trường đại học Chalmers cho biết họ đã tạo nên được các sụn nhân tạo hoàn toàn thích ứng với môi trường của cơ thể người bằng công nghệ in 3D , Rồi viện Fraunhofer của Đức cũng nói rằng họ đang trên con đường tạo ra các tế bào máu , mạch máu có cấu trúc phân nhánh cực kỳ phức tạp ... Rất rất nhiều các công trình nghiên cứu đang được thực hiện khắp nơi trên thế giới và hứa hẹn những chân trời mở toang cho lịch sử nhân loại . Nói không ngoa thì rất có thể công nghệ in 3D sẽ kiến tạo ra rất nhiều giải Nobel về y học trong thập kỷ tới . Không còn nghi ngờ gì nữa , 3D Bioprinting chính là mũi nhọn trong ngành in 3D mang nhiều hứa hẹn này .


các mẫu tế bào được in 3D trong phòng thí nghiệm

Thế thì công nghệ in 3D là gì ? nó có ý nghĩa gì với nhân loại ?

Công nghệ in 3D lúc khởi nguyên là một công nghệ tạo mẫu nhanh cho ngành công nghiệp , chủ yếu tạo ra các mô hình cho các sản phẩm trước khi các sản phẩm đó được đồng ý sản xuất hàng loạt để tung ra thị trường . Thật bất ngờ khi biết rằng công nghệ hứa hẹn thay đổi sâu rộng trong lịch sử nhân loại lại có khởi đầu được tạo ra chỉ với mục đích giảm chi phí sản xuất . Công nghệ in 3D ra đời 1 cách khiêm tốn khi sự ra đời của nó nhằm để phục vụ cho các ngành nghề khác , những ngành nghề mà tại thời điểm đó đang làm mưa làm gió trên thị trường thế giới . 


Sau này ngành công nghệ này phát triển xa hơn nữa , với ngày càng nhiều loại vật liệu khác mà nó có thể in được . Bỗng chốc công nghệ mà ngày xưa bị xem là một công nghệ hỗ trợ giờ đây lại tìm được mảnh đất phát triển màu mỡ khi nó in được kim loại - điều này hứa hẹn ngành in 3D sẽ lật đổ ngành sản xuất truyền thống  , in được tế bào - hứa hẹn một cuộc Cách Mạng về y học trong tương lai , in được các vật liệu xây dựng - lại một hứa hẹn về cuộc cách mạng trong ngành xây dựng nữa ... và còn nhiều ứng dụng nữa mà trong khuôn khổ bài viết này không liệt kê hết .

Công nghệ in 3D sinh học ứng dụng việc đắp từng lớp tế bào lên nhau , tạo ra các cấu trúc cực kỳ phức tạp mà mẹ thiên nhiên đã nhào nặn ra trong cơ thể con người . Trong quá khứ , ngành công nghệ thông tin đã tìm được cách tạo ra các cấu trúc tinh vi của silic để tạo ra một cuộc cách mạng bùng nổ trong ngành này khi mà dữ liệu được lưu trữ ngày càng nhiều hơn , máy tính có khả năng giải quyết ngày càng nhiều bài toán hơn , ngành công nghệ thông tin bằng việc tạo ra các cấu trúc silic tinh vi đã dẫn loài người bước đến môt kỷ nguyên mới cực kỳ rực rỡ . Giờ tôi muốn bạn hãy nhắm mắt lại và ngẫm về một tương lai mà con người tạo được các cấu trúc tinh vi của tế bào , tạo được nội tạng , phục hồi các cơ quan cơ thể ... Bạn sẽ thấy rằng cuộc cách mạng công nghệ thông tin sẽ chẳng là gì nếu đem so với cuộc cách mạng mà ngành in 3D tạo ra trong những thập kỷ tới . Hay nói cách khác , ngành in 3D sẽ định nghĩa lại khái niệm : Cách mạng khoa học kỹ thuật .


Đắp các hạt vật liệu chông lên nhau và tạo nên liên kết giữa chúng

Thật tuyệt vời phải không , còn tuyệt vời hơn nữa nếu các bạn biết rằng công nghệ in 3D chưa được khai thác hết hoàn toàn các lĩnh vực mà nó có thể chạm đến , có nghĩa là những điều tôi kể với bạn phía trên chưa phải là tất cả khả năng của công nghệ này , ngay cả các nhà khoa học cũng không biết đâu là giới hạn của công nghệ in 3D , những điều họ đang nghiên cứu là những điều gần gũi nhất với thế giới loài người , những thứ mà có thể quay ngược lại để phục vụ cho con người , in 3D thậm chí còn rộng lớn hơn thế rất nhiều - nó sở hữu khả năng của đấng sáng tạo ra mọi thứ . Sở dĩ có việc như vậy bởi vì công nghệ in 3D đã mô phỏng cách mà mẹ tự nhiên tạo ra mọi thứ trên đời : gắn mọi thứ ở cấp độ tinh vi lại với nhau . Điều đó có nghĩa là những vật chất bạn nhìn thấy đều có thể in 3D miễn là nó có vật liệu để in .

Dù bạn có tin hay không , chúng ta đang bước từng bước vững chắc trong kỷ nguyên in 3D . Chúng ta đang mở rộng khả năng sáng tạo của loài người ngang bằng với sự sáng tạo của tự nhiên . Và tôi tin rằng ngày đó sẽ không còn quá xa vời nữa .


                                                                                                                Trương Trung Hiếu
Share:

2 tháng 9, 2017

Trần Bá Dương - từ anh công nhân đến chủ tịch Thaco Trường Hải .

Trần Bá Dương ông vua ô tô Việt Nam khi nhỏ là một cậu bé nghèo , cha mất sớm để lại bầy con nheo nhóc cho người mẹ tần tảo . Ông phải phụ mẹ đi bán rau ngoài chợ trong những ngày tháng mà đất nước còn chiến tranh .

Mặc dù nghèo khó , mẹ của ông vẫn cố gắng chắt chiu từng đồng cho ông ăn học . Năm 1983 ông tốt nghiệp Đại Học Bách Khoa Sài Gòn , ở cái tuổi 23 và cái thời kinh tế còn lạc hậu ông cũng có cái tấm bằng đại học vắt lưng . Sau khi ra trường , ông lang thang tìm việc làm , và cuối cùng ông tìm được việc trong một xưởng sửa ô tô ở Đồng Nai . Đã là thợ thì phải lăn lê bò toài dưới gầm xe , ông làm đủ thứ việc trong xưởng không từ thứ gì , mình mẩy bê bết dầu mỡ , rồi từ một anh công nhân anh trở thành quản đốc phân xưởng .

Sau này hỏi lại tại sao lại chọn làm một anh thợ sửa xe trong khi cũng có tấm bằng đại học , một thứ khá quý hiếm ở thời điểm đó thì ông trả lời vì nom thấy các ông thợ ở trong xưởng vẫn còn đỡ khổ hơn những người bên ngoài .

Ông kể lại , khi mới vào làm ông phải đi vét mỡ bò , vì dầu mỡ khi ấy con đắt đỏ , ít mỡ bò dính lại trong thùng cũng phải vét để tận dụng sau này .

Ông Dương chọn điểm xuất phát là một công nhân sửa ô tô
( ảnh minh hoạ )
Tuy là lính mới , nhưng vì được ăn học đầy đủ , có kiến thức nền vững chắc , ông đưa ra dự án : chuyển đổi tay lái ngược . Vốn là để chỉnh lại các dòng xe đã qua sử dụng của các nước có hệ thống luật giao thông theo kiểu Anh quốc . Dự án đó được Bộ Giao Thông Vận Tải chấp nhận , công ty giao cho ông Dương một tổ sửa chữa lưu động , khoán hết cho ông Dương , từ đó ông có điều kiện tích luỹ và phát huy khả năng của mình .

Năm 1997 , tức là sau 14 năm làm việc cho xưởng ô tô , ông Dương nhận thấy nền kinh tế nay đã sáng sủa hơn trước rất nhiều , trước mắt lại là cột mốc năm 2000 thời của sự mở cửa hội nhập . Thế nên ông xin tách ra làm riêng , thành lập công ty Trách nhiệm hữu hạn Ô Tô Trường Hải với một ước mơ cháy bỏng là sẽ cho ra đời những sản phẩm ô tô mang thương hiệu Việt Nam .

Thực ra công ty của ông lúc ban đầu là một cái xưởng sửa chữa ô tô . Vốn luyến chỉ khoảng 800 triệu ( thời giá trước 2000) nhưng được cái có một số lượng anh em công nhân lành nghề . Đó là cái cơ sở để Trường Hải phát triển sau này .

Trường Hải của ông Dương cung cấp cho khách hàng dịch vụ sử chữa uy tín , ông xây dựng công ty trên nền tảng của sự uy tín , nhờ đó mà ông luôn có một lượng khách hàng thường xuyên gắn bó . Vài năm sau xưởng của ông chuyển sang lắp ráp . Ô Tô do Trường Hải lắp ráp được nhiều người đón nhận , công ty của ông có thu nhập và có đầu ra , mọi chuyện từ từ sáng cửa dần ...

Năm 2000 , Trường Hải mở xưởng láp ráp xe tải hạng nhẹ mang thương hiệu KIA . Sản phẩm chưa làm xong mà đơn đặt hàng đã đầy .

Có uy tín , có thị phần . Từ chổ lắp ráp xe tải . Trường Hải tham gia làm dòng xe du lịch . Từ dòng xe KIA , Thaco , Kinglong .... ông Dương đã đưa Trường Hải trở thành một doanh nghiệp tư nhân vốn 100% nước ngoài đầu tiên lắp ráp và sản xuất xe du lịch .

Xe của Trường Hải được đón nhận và được thử thách , một cách tự nhiên , Trường Hải lấy được niềm tin của người dùng trong nước , họ vốn là những người có kiến thức về xe , cứ thế mà thương hiệu Thaco Trường Hải ngày càng to lớn ...

Trường Hải đã vượt qua các sóng gió ban đầu , khoảng thời gian đầu của Trường Hải gắn bó với khu công nghiệp Biên Hoà . Tuy nhiên , không hài lòng với những gì đã có , ông Dương muốn vươn xa hơn nữa . năm 2003 , ông cho dời Trường Hải về khu kinh tế Chu Lai , ở đây Chính phủ cho phép thực thi hàng loạt các chính sách của khu kinh tế mở với nhiều ưu đãi . Nhận thấy thịnh tình của các lãnh đạo tỉnh mong muốn kêu gọi đầu tư vào Chu Lai , Dương quyết định dời hẳn Trường Hải về Chu Lai .

Chu Lai toạ lạc tải Quảng Nam , cái vùng đất cày trên sỏi đá này hồi sinh mạnh mẽ sau khi Trường Hải được dời về đây . Tháng 10/2003 , Khu liên hợp sản xuất và lắp ráp ô tô Trường Hải - Chu Lai chính thức đi vào hoạt động . Những chiếc ô tô đầu tiên được ra đời và với tỷ lệ nội địa hoá ngày càng cao . Hiện nay , cứ mỗi năm sản lượng mà khu liên hợp này tung ra thị trường là khoảng trên 100.000 chiếc xe mang thương hiệu Thaco . Năm 2016 vừa qua , sản lượng là 120.000 chiếc xe , tiêu thụ trong nước 100.000 chiếc . Sau gần 20 năm thành lập và phát triển , Thaco đã chiếm hơn 40% thị trường ô tô trong nước , xứng danh là tập đoàn ô tô lớn nhất Việt Nam .

Khu phức hợp Chu Lai - Trường Hải
nhìn từ trên cao
Về các khoảng đóng góp xã hội , Thaco Trường Hải cũng được xem là một ông lớn tầm cỡ . Trường Hải đã biến khu công nghiệp Chu Lai trở thành 1 đại bản doanh cho ngành công nghiệp ô tô thật sự của cả nước . Khu liên hợp sản xuất Chu Lai - Trường Hải với diện tích 600ha , đã mang trong nó đến tận 23 công ty và nhà máy trực thuộc , 2 tàu biển và 1 trường cao đẳng Nghề Chu Lai- Trường Hải chuyên đào tạo nhân lực cho ngành ô tô . Khoảng nộp ngân sách của Trường Hải cũng khổng lồ không kém : 20.000 tỷ đồng , trong đó 15.000 tỷ đồng nộp cho ngân sách của Quảng Nôm :) .

Trường Hải sau nhiều năm phát triển , đã có thể đứng ở vị thế có thể bắt tay với một ông lớn ô tô Hàn Quốc : Huyndai , hãng ô tô đứng thứ 5 trên thế giới . Cùng nhau cho ra lò dòng xe du lịch giường nằm độc đáo , cải biên cách đi xe truyền thống và được đặt tên là Thaco Mobihome , tỷ lệ nội địa hoá lên đến 50% cao nhất Việt Nam hiện nay , dòng xe này chiếm đến 95% thị phần , một kỷ lục chưa từng có tại Việt Nam .

Dòng xe du lịch giường nằm do Trường Hải lắp ráp

Lúc được hỏi khi nào thì ông sẽ cho ra lò một chiếc xe Made in Việt Nam . Ông cười bảo , chuyện đó không khó , sản xuất ra thì được đấy nhưng mà bán ra thị trường thì lại không được vì nó còn phải cạnh tranh với các dòng xe của các hãng ô tô danh tiếng khác có chất lượng và giá cả phải chăng hơn ( nghe giống câu chuyện của chiếc điện thoại B phone quá nhỉ ) . Mà vì sao lại thế , là tại vì nhu cầu của người dân trong nước quá bé , nếu xây dựng một phân xưởng chuyên sản xuất ra dòng xe của riêng Việt Nam mà sản lượng chỉ vài ngàn chiếc thì không đủ để hạ giá thành sản phẩm xuống , cũng không đủ nguồn thu để cải tiến kỹ thuật cho chiếc xe đó .

Vì thế chiến lược của Trường Hải là thâm nhập vào chuổi cung ứng giá trị toàn cầu , nói đơn giản có nghĩa là dòng xe nào đang bán chạy trên thị trường , họ có nhu cầu lắp ráp ở VN thì Trường Hải sẽ lắp ráp , sau đó Trường Hải nội địa hoá dần chiếc xe đó lên 50-60% , thế thì 1 chiếc xe bán ra thị trường với thương hiệu của Huyndai chẳng hạn , Trường Hải sẽ thu về một món tiền trong đó . Và cứ thế mà làm ... không đua đòi sáng tạo ra chiếc xe Made in Việt Nam để rồi đắp chiếu như Vinaxuki .

Tháng 6  năm 2016 , tạp chí Forbes Việt Nam đưa ra 40 thương hiệu hàng đầu Việt Nam , Thaco đứng ở vị trí 14 . Ghi nhận sự thành công của một doanh nghiệp khởi đầu từ việc nhập xe về bán , rồi nhận lắp ráp xe , rồi lại mở rộng qua sản xuất linh kiện cho xe ...Hiện nay bên cạnh các xe du lịch mang thương hiệu Huyndai , Mazda , Peugeot . Trường Hải còn lắp ráp và sản xuất ra dòng xe tải và xe buýt mang thương hiệu Thaco .

Đó là một chặng đường 20 năm , Hành trình từ một anh công nhân mang tên Trần Bá Dương tới chức vị
 chủ tịch tập đoàn sản xuất xe ô tô hàng đầu Việt Nam . Một con đường lắm chông gai , đầy thử thách nhưng cũng không thiếu mật ngọt của sự thành công . Mãi mãi một tinh thần kỹ sư , làm ăn theo phong cách kỹ sư , lấy chất lượng làm đầu , lấy uy tín làm rường cột . Đáng để chúng ta suy ngẫm và học hỏi biết bao về con người này .
                                                        
                                                       
                                                                    Nguồn tham khảo : Phan Thế Hải
Share:

28 tháng 8, 2017

Một Vài Góp Ý Cho Việc Dạy Tiếng Anh .

Lớp học tiếng Anh như thế nào là tốt ?

Lớp học tiếng Anh tốt là lớp học Tiếng Anh không giống 1 lớp học Toán .
Giáo dục ở Việt Nam đề cao tính Logic , tức là chỉ có đúng hoặc sai , để ý kỹ thì các bạn sinh viên ngành Kỹ thuật có ngoại ngữ kém hơn hẵn các bạn học trường Nhân văn và trường Kinh Tế .
Do đề cao tính đúng sai từ nhỏ , 1 sinh viên cảm thấy ngại khi giao tiếp , vì 1 câu họ nói ra họ cũng chả biết là nó đúng hay nó sai . Cái cảm giác đó đẩy họ lùi lại , họ ngại va chạm , hoặc họ chỉ thích va chạm khi mà họ chắc chắn rằng cú va chạm đó họ sẽ chiến thắng .
Thế thì 1 lớp học tiếng Anh tốt là 1 lớp học … không giống 1 lớp học mà chúng ta từng biết . Đó là nơi mà sinh viên cảm thấy thoải mái , phải thật sự thoải mái và không e ngại nói vấp . Giáo viên phải liên tục trấn an , giúp cho sinh viên thoát khỏi cái bẫy tâm lý sợ sai đang mắc phải .
Sinh viên phải được khen li
ên tục , khi chúng ta tập nói tiếng mẹ đẻ , chúng ta nói “ ba , má “ là cả nhà xúm lại khen nức nở , đó là dấu hiệu động viên mà 1 đứa trẻ nhận biết được , thúc đẩy nó nói được nhiều hơn , nếu đứa trẻ đó nói sai thì ba mẹ của nó vẫn ân cần dạy nó nói lại cho đúng , nếu nó nói lại mà đúng thì họ vẫn khen như thường , họ đâu có bao giờ chê nó , thế là trong tiềm thức của thằng nhỏ hiểu rằng nói sai hay nói đúng thì cũng đều được khen , đôi khi thằng nhỏ cố gắng học nói chỉ để được ba mẹ khen nhiều hơn mà thôi , ngoài ra lúc nhỏ chúng ta cũng không bị mắc bẫy tâm lý sợ sai như khi đã kinh qua nền giáo dục Việt Nam , nơi mà bạn sai là bạn bị điểm thấp , nên con đường đến với ngôn ngữ của các em bé rất nhẹ nhàng và vô cùng tự nhiên .


vấn đề lớn nhất của sinh viên học tiếng anh là sự thiếu tự tin
chứ không phải thiếu kiến thức .

Sinh viên cần gì ở giáo viên ?

Đầu tiên xin nói về tâm lý mỏ neo mà em phát hiện được .
nếu 1 người nào đó cảm thấy anh ta học giỏi toán , rất có thể đó là do anh ta liên tục nhận điểm cao trong môn toán , tương tự như vậy nếu  anh ta liên tục nhận điểm trung bình ở môn AV , thì anh ta có xu hướng  tự đánh giá bản thân ở mức trung bình . Anh ta không hiểu rằng , con điểm đó chỉ là 1 lát cắt đánh giá trình độ của anh ta tại 1 thời điểm mà thôi . Và nó chỉ có giá trị ngay tại thời điểm đó thôi , CHẤM HẾT .


Hãy nghĩ mà xem , cũng cùng là anh sinh viên đó , nhưng vì anh ta nhận quá nhiều điểm 10 ở môn toán nên khi nhận 1 điểm 5 được anh ta coi là 1 sự lệch quỹ đạo , tự động 1 câu nói vang lên trong đầu anh ta " mình phải trở về level của mình ngay , không thể để chuyện này xảy ra nữa ". Tâm lý anh ta đối với môn toán là 1 chiếc mỏ neo đặt ở vùng nước của sự tự tin từ lâu rồi .
Còn với môn anh văn , do anh ta nhận quá nhiều điểm 5 , nên đến khi anh ta thực sự làm tốt , điểm 10 chẳng hạn , anh ta cũng chỉ coi đó là 1 sự may mắn đột xuất , anh ta sẽ nghĩ những bài kiểm tra sau chắc là mọi thứ sẽ về lại với con số 5 mà thôi . Tâm lý anh ta đã neo sẵn ở chổ không tự tin rồi .

Hệ thống điểm số trong môn AV là một gáo nước lạnh dội thẳng vào sự tự tin của sinh viên . Tuy biết rằng điểm số là cách duy nhất kiểm tra được vị trí trình độ của sinh viên đó đang ở mức nào tại một thời điểm nào đó , nhưng đối với môn anh văn điểm số như 1 cái mỏ neo , nếu bị điểm kém thì chàng trai đó mãi mãi đánh giá mình ở loại kém và cứ thế mức độ anh ta quan tâm cho môn anh văn cũng chỉ đủ để duy trì cái điểm kém của mình .

Thế thì , Sinh viên cần giáo viên đập bỏ cái tâm lý mỏ neo đó , bằng cách :


+ Nêu hình mẫu học anh văn : rất quan trọng , trong suy nghĩ của sinh viên , họ luôn cho rằng thầy giáo là người đã đạt ở level rất xa họ , thêm vào đó các giáo viên lại thường hay tô vẽ thêm những gì họ đã trải qua cho có sắc màu huyền thoại 1 chút để có oai với học sinh , thế nên trong 1 lớp học , người mà rành tiếng anh nhất , có khả năng dẫn dắt sinh viên thoát ra khỏi vũng lầy nhất lại là người xa sinh viên nhất . Khắc phục việc này rất dễ , giáo viên cứ kể hết những gì mà giáo viên đó gặp trên con đường chinh phục tiếng anh , sinh viên nghe xong sẽ thấy đâu đó trong câu chuyện mình đang rất gần tình huống của giáo viên mình , thế là họ cứ theo đường đó mà đi .

+ Chấm điểm cực thoáng : những con điểm cao sẽ giúp sinh viên phá bỏ cái suy nghĩ mình kém anh văn . 
Suy cho cùng thì , sinh viên đâu cần cái con điểm , không lẽ họ đi xin việc bằng cách đem con điểm đó quăng lên bàn phỏng vấn , sinh viên cần tiếng anh chứ đâu có cần con điểm đánh giá môn tiếng anh của họ . Thế nên hà tiện chi 1-2 điểm , để vô tình đánh tan sự tự tin của học trò mình .

+  Liên tục khuyến khích , động viên sinh viên : để họ thêm tự tin vào chính mình . Họ biết rằng học tiếng anh gian khổ đấy nhưng họ có thể đè bẹp cái gian khổ ấy , trong lúc động viên đừng quên rằng giúp họ cởi bỏ cái đống xiềng xích tâm lý mà họ mắc phải .

+ Biến lớp học trở nên sinh động hơn : các trung tâm làm điều này khá tốt vì họ có điều kiện để làm điều này thật triệt để 
, hãy nhìn Wall street English , họ tổ chức hầu hết các buổi lễ trong năm , sinh viên của họ tham gia rất nhiều , họ có chính sách sinh viên chỉ cần đóng tiền học 1 lần là có thể ở trung tâm cả ngày nếu muốn . Tuy nhiên trong môi trường giáo dục đại trà như các trường đại học làm như họ là bất khả thi , chúng ta chỉ có thể cải thiện môi trường học sao cho bớt chán thôi chứ không thể nào biến lớp học anh văn thành ngôi nhà thứ 2 của sinh viên như các trung tâm đã làm được .

                               
                                                                                                   Trương Trung Hiếu
Share:

21 tháng 6, 2017

Phương Pháp In 3D : SLA và DLP



2 công nghệ in 3D này khá giống nhau , nhưng mỗi loại đều có ưu nhược điểm của riêng nó . Trong bài đăng này mình sẽ tập trung làm rõ sự khác biệt giữa 2 phương pháp in 3D này để mọi người dễ dàng phân biệt được chúng .


Một sản phẩm in 3D 


Về phương pháp in ấn :

SLA dùng ánh sáng ( trong phổ nhìn thấy hoặc không nhìn thấy) để biến nhựa lỏng thành dạng rắn tại một điểm trong một thời điểm . Còn công nghệ DLP dùng ánh sáng đông kết cả một lớp in trong một thời điểm.

Cà 2 phương pháp này đều sử dụng resin( nhựa lỏng) để làm nguyên vật liệu in ấn ra sản phầm , đều in từ dưới lên trên . Resin khi tiếp xúc với ánh sáng sẽ bị đông kết lại và liên tục tạo ra 1 chuỗi liên hoàn các phản ứng đông kết , vì thế sự liên kết giữa các lớp là liên tục để đảm bảo cơ tính của sản phẩm 3D .

SLA sử dụng một đầu phát ánh sáng laser để bắn vào vùng in , chùm laser này được điều khiển bằng cách chạy dọc trục X và trục Y thông qua 2 động cơ phụ trách mỗi trục . Đầu Laser sẽ di chuyển từ từ sao cho nó có thể đảm bảo sự đông kết của Resin là liên tục .



Công nghệ SLA dùng tia Laser kết tinh nhựa lỏng Resin

DLP thay vì sữ dụng một đầu phát laser và chỉ có thể đông kết tại 1 điểm trên bàn in thì nó dùng 1 màn hình máy chiếu kỹ thuật số , các pixel trên màn hình ấy đóng vai trò là 1 đầu phát ánh sáng chỉ có 2 trạng thái là tắt và mở (0 và 1) , vì thế với màn hình này hoàn toàn có thể in ra cả 1 lớp Resin thay vì chỉ in ra được 1 điểm như công nghệ SLA .

Công nghệ DLP , ánh sáng kết tinh được chiếu từ máy chiếu bên dưới . làm Resin liên tục kết tinh


Về độ phân giải nhỏ nhất của 2 phương pháp này cũng có sự khác nhau rõ rệt vì đối với SLA chùm tia sáng có hình tròn và Công nghệ DLP thì chùm ánh sáng lại được số hoá theo Pixel tức là một đơn vị ánh sáng nhỏ nhất là hình vuông . Vậy thì cơ bản ở cấp độ vi mô , chúng ta sẽ thấy biên dạng mà 2 phương pháp này in ra sẽ rất khác nhau , tuỳ theo loại biên dạng đó là gì mà 2 phương pháp trên sẽ chiếm lấy ưu thế cho riêng nó.

Về thời gian in quá rõ ràng rằng công nghệ DLP có thời gian in ngắn hơn nhiều so với SLA , vì thay vì kết tinh tại 1 điểm thì chúng có khả năng kết tinh đồng loạt 1 lớp resin .

Về sự ổn định thì SLA có sự ổn định cao hơn DLP , hãy tưởng tượng màn hình chiếu ánh sáng của DLP có hàng ngàn , hàng vạn pixel và không phải pixel nào cũng hoạt động tương tự lẫn nhau về cường độ ánh sáng , về góc chiếu sáng , về khoảng cách chiếu sáng của pixel đó đến lớp resin mà nó cần đồng đặc .

Về không gian in như đã nêu bên trên về điểm yếu của DLP trong sự ổn định , để đảm bảo sự ổn định này thông thường người ta sẽ focus khoảng cách cho máy in 1 khoảng cách cố định . do đó làm giới hạn đi không gian in ấn đáng kể . Còn SLA nó có thể in ở bất kỳ đâu trong không gian in của nó , điều đó dẫn đến sản phẩm của SLA không bị giới hạn về kích thước .

Về chất lượng bề mặt cả 2 phương pháp này đều có bề mặt được xem là thô . Tuy nhiên DLP đặc biệt hơn với hiệu ứng Voxel , vì các mô nhỏ nhất của sản phẩm 3D là các ô vuông xếp chồng lên nhau vì thế ở rìa các sản phẩm này chúng ta thấy chúng như những khu ruộng bậc thang kiểu như hình minh hoạ bên dưới . Hiệu ứng này tuy không ảnh hưởng gì nhiều đến chất lượng sản phẩm nhưng nó lại gây ra sự khó chịu về mặt thẩm mỹ . Thường thì chúng ta cần 1 bước xử lý nữa để loại bỏ hiệu ứng này bằng cách hấp sản phẩm trong hơi Axeton hoặc phun cát để mài đi chúng .
Hiệu ứng Voxel trong công nghệ in DLP 


Sau khi đọc xong bài phân tích có lẽ bạn đã có những phân biệt được ưu nhược điểm của 2 phương pháp SLA và DLP . Điều này sẽ giúp bạn đưa ra những lựa chọn mua máy cho mình hoặc sử dụng công nghệ in thích hợp cho sản phẩm. Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết .

                                                                                                       Trương Trung Hiếu ( sưu tầm )

Share:

13 tháng 6, 2017

Công Nghệ Thiết Kế Ngược - Khi dòng ý tưởng chảy chiều ngược lại

Thiết Kế ngược là một công nghệ còn khá mới mẻ tại Việt Nam , là một giải pháp thiết kế tái tạo lại sản phẩm trên mô hình 3D . Thiết kế ngược thường đi chung với công nghệ Scan 3D . Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về công nghệ Scan 3D , xin vui lòng truy cập đường link tại Đây.

A - Thế nào là thiết kế ngược ?

. Đầu tiên chúng ta cùng nhau tìm hiểu thiết kế thuận là gì ! Thiết kế thuận là một chuổi quy trình : từ việc lên ý tưởng cho sản phẩm , đến việc thiết kế sản phẩm đó trên máy tính và cuối cùng là sản xuất ra sản phẩm để tung ra thị trường. Thiết kế ngược được định nghĩa là công việc ngược lại với quy trình trên . Nghĩa là từ sản phẩm có được , chúng ta thiết kế ngược lại sản phẩm đó và lưu trữ bản thiết kế ở dạng số hoá ( file CAD) .

Từ dữ liệu đám mây điểm ( bên trái ) thiết kế ngược có thể tạo ra 1 mô hình CAD (bên phải )

B - Ứng dụng của thiết kế ngược .

. Thiết kế ngược có nhiều ứng dụng trong thực tế cuộc sống . từ việc tái tạo bản vẽ cho các chi tiết máy bị hư hỏng cho đến thiết kế những bản thiết kế mà việc thiết kế thuận phải bó tay . Đặc biệt là ở nước ta , các nhà máy sản xuất thường hay mua dây chuyền công nghệ của nước ngoài , các chi tiết được vẽ theo tiêu chuẩn và đơn vị kích thước của nước họ nên việc đo kiểm và thiết kế lại gặp nhiều khó khăn , còn nếu mời chuyên gia từ nước ngoài về sẽ rất tốn kém mà lại còn mất thời gian .


Một trong nhiều ứng dụng của thiết kế ngược : Thiết kế ngược khuôn nhựa .

Thêm vào đó thiết kế ngược còn có thể sao chép mẫu thiết kế trong thời gian ngắn nên đối với một số công ty có chiến lược sản xuất chạy theo xu hướng thị trường thì công nghệ này sẽ giúp họ tung hàng hoá ra thị trường nhanh hơn qua đó tranh thủ được thời điểm một mẫu hàng hoá nào đó đang sốt hàng .

C- Quy trình cho thiết kế ngược .

. Như đã nói Thiết kế ngược thường đi chung với công nghệ Scan 3D , việc lấy dữ liệu điểm của một vật thể 3D sẽ giúp chúng ta dễ dàng dựng lại các mặt phẳng phức tạp của sản phẩm . Máy Scan sẽ phát ra các tia sáng và sẽ thu lại hình ảnh thu được khi ánh sáng quay trở lại đầu thu , lúc này máy Scan sẽ ghép lại nhiều hình ảnh chụp liên tục thành 1 tập hợp điểm khái quát lên hình dạng 3D của vật thể . Thường thì các máy scan sẽ sử dụng 1 hệ thống điểm để có thể ghép chính xác các tập hợp điểm rời rạc thu được sau mỗi lần chụp .

Sau khi dựng được các mặt phẳng áp sát vào các điểm thu thập được chúng ta sẽ có 1 file CAD của sản phẩm hoàn chỉnh . Từ file CAD này có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như xuất bản vẽ , xuất chương trình gia công cho chi tiết , phân tích CAE trên file CAD này ....

Quy trình chuẩn của thiết kế ngược 

Ghi chú : Thiết Kế ngược hiện nay được xem như một công nghệ cao trong ngành cơ khí . Đối với những sản phẩm cơ khí có hình dạng đơn giản , việc đo kiểm kích thước của các chi tiết này lúc trước được thực hiện bằng máy CMM và người ta dễ dàng thu được các kích thước của chi tiết đó để dựng ngược trở lại . Nhưng các sản phẩm hiện nay có hình dạng và cấu trúc phát triển ngày càng phức tạp , máy CMM tỏ ra không hiệu quả với các trường hợp này nữa nên việc ra đời công nghệ Scan3D và công nghệ thiết kế ngược đã giải quyết triệt để vấn đề này .


Trương Trung Hiếu

Share:

30 tháng 4, 2017

Thần Kỳ Trung Quốc - Con Đường Phát Triển đáng suy ngẫm .


Made in China , một cụm từ lâu nay đồng nghĩa với sự kém chất lượng . Thế nhưng cụm từ này sẽ không còn mang ý nghĩa như thế nữa trong tương lai gần . Dù muốn hay không chúng ta cũng phải đồng ý rằng Trung Quốc đang vươn lên trở thành một quốc gia nắm giữ những công nghệ hàng đầu thế giới .

Mới đây , một báo cáo của Hàn Quốc đã nêu ra rằng trong 24 ngành công nghiệp quan trọng , trung bình Hàn Quốc chỉ còn dẫn trước Trung Quốc về mặt công nghệ trong .... 0.9 năm phát triển , trong đó 22 ngành công nghiệp của đất nước kim chi gần như tương đương với Trung Quốc , chỉ có 2 ngành là bán dẫn và sản xuất màn hình là còn dẫn trước nhưng sẽ sớm thôi Trung Quốc sẽ vượt qua Hàn Quốc trong khoảng thời gian được tính bằng tháng . ( số liệu lấy từ tháng 3/2017)

Hay một ví dụ khác , Trung Quốc đang sản xuất máy bay chở khách của riêng họ mang tên C919 để cạnh tranh với 2 hãng hàng không Boeing và Airbus trong 10 năm tới . Cần phải nói thêm là với trường hợp của máy bay Airbus , cả Châu Âu hợp lại để chế tạo nên 1 chiếc máy bay . Trong đó có những quốc gia rất mạnh về cơ khi nổi tiếng như Đức . Thế mới thấy tham vọng tột bậc của Trung Quốc là như thế nào với dự án C919 của họ .

Ngành sản xuất của Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới .

Tất cả bắt đầu từ Đăng Tiểu Bình . Ở Trung Quốc người lập quốc là Mao Trạch Đông nhưng người đã đưa Trung Quốc trở thành một cường quốc như hiện nay chính là Đặng Tiểu Bình , một quái kiệt thật sự với một tầm nhìn vượt thời đại , nói về tầm cỡ ông ta không hề thua kém Lý Quang Diệu của Singapore . năm 1978 , Lý Quang Diệu đã đưa ra một lời khuyên cho ông Đặng đừng nên tiếp tục cổ vũ cho làn sóng vô sản đang lan khắp ĐNÁ nữa , điều đó không có lợi ích rõ ràng nào cho Trung Quốc mà chỉ làm sự căng thẳng giữ các nước phương tây đối với TQ ngày càng sâu nặng thêm , hãy tập trung vào nội bộ của TQ . Đặng Tiểu Bình đã nghe theo lời của Lý Quang Diệu và thậm chí ông ta còn làm nhiều hơn thế nữa .

Thẩm Quyến được xây dựng từ một làng chài
với nhiệm vụ ban đầu là sao chép công nghệ từ Hong Kong


Quay về nước , Đặng Tiểu Bình đã đi thị sát miền Nam Trung Quốc , ông đứng giữa một làng chài hoang sơ tiếp giáp với Hong Kong mang tên là Thẩm Quyến và nói với các quan chức Thẩm Quyến rằng : Hãy học hỏi Singapore và làm tốt hơn cả họ . Vị trí địa lý và sự hấp dẫn thương mại đã giúp Thẩm Quyến học được cách mà ngành sản xuất của Hong Kong hoạt động , những công nghệ sản xuất mà Hong Kong đang nắm giữ nhất là ngành sản xuất nhựa , hiện tại Thẩm Quyến được xem là công xưởng sản xuất của cả thế giới .

40 năm phát triển thần kỳ của Trung Quốc kể từ ngày họ cải cách nền kinh tế . Bí quyết của họ là tập trung toàn lực vào lĩnh vực sản xuất và phát triển đất nước bằng xuất khẩu , y hệt như con đường phát triển của Nhật Bản ở thập niên 70 . Vấn đề còn lại là quy mô của TQ quá lớn so với Nhật Bản nên họ cần phải khoảng thời gian dài hơn rất nhiều để phát triển ở trình độ tương đương . Thế nhưng họ lại may mắn , rất may mắn khi hưởng lợi từ 2 yếu tố then chốt của thời cuộc : Khủng hoảng kinh tế thế giới Toàn cầu hóa .

Toàn cầu hóa đã giúp Mỹ và Trung Quốc xích lại gần nhau hơn  như 2 mặt của một đồng xu . Trung Quốc hiểu rõ nước Mỹ luôn chạy theo lợi ích nên đã sử dụng nguồn nhân lực giá rẻ mạc ở quốc gia họ cùng với hàng loạt ưu đãi cho doanh nghiệp nước ngoài để thu hút đầu tư từ đất nước cờ hoa . Cái Trung Quốc lấy lại là công nghệ tiên tiến từ Mỹ .

Năm 2000 Trung Quốc tham gia WTO ,  Mỹ biết Trung Quốc chắc chắn sẽ sao chép công nghệ như cách mà họ đã làm với Hong Kong nên trước năm 2006 Mỹ đầu tư vào Trung Quốc một cách dè dặt và cẩn trọng , giai đoạn tổng thống Bush cầm quyền Trung Quốc vẫn chưa được xem là công xưởng của thế giới . Nhưng một biến cố đã xảy ra và thay đổi tất cả đó chính là cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra tại Mỹ vào năm 2008 . Chính cuộc khủng hoảng này đã đẩy tốc độ phát triển về công nghệ của Trung Quốc chạy nhanh thêm vài thập kỷ .

" Công Xưởng Thế Giới " đã giúp Trung Quốc phát triển thần kỳ

Khủng hoảng kinh tế mà ngòi nổ là cuộc khủng hoảng bong bóng nhà đất đã làm Mỹ thấm đòn , hàng loạt các ngân hàng của Mỹ đổ quỵ trong năm 2008 thậm chí đó là những ngân hàng đã tồn tại hàng trăm năm , ngành sản xuất của Mỹ lâm vào cảnh thiếu tiền để phát triển , họ đứng trước nguy cơ bế tắc về nguồn vốn và điều này có thể dẫn đến sự phá sản hàng loạt của nền công nghiệp Mỹ nếu họ không kịp thời tìm ra một lối thoát . Thế là trong cơn nguy kịch đó , họ nhìn thấy Trung Quốc như một cứu cánh tạm thời cho họ . Đầu tư tại Trung Quốc nghĩa là họ giảm được hàng loạt các chi phí đắt đỏ tại Mỹ , hưởng lợi từ chính sách thu hút đầu tư thông thoáng của Trung Quốc , có thể dễ dàng vay vốn từ ngân hàng Trung Quốc hơn và cũng là cơ hội tuyệt vời để mở rộng thị trường tại đất nước tỷ dân . Tất cả những điều này đã che mờ đi một mối nguy hại : Trung Quốc chắc chắn sẽ sao chép những tiến bộ khoa học công nghệ từ Mỹ .

Một làn sòng ồ ạt đầu tư vào Trung Quốc mở đầu với các ông lớn của Mỹ , Trung Quốc hưởng lợi tuyệt đối từ động thái này , cả Châu Âu theo gót Mỹ dời nhà máy của mình qua Trung Quốc để hưởng hàng loạt ưu đãi và lợi thế . Đã thế trong thời kỳ nắm quyền của Obama , ông ta phải cố gắng dìu dắt nước Mỹ thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế nên đã thúc đẩy mạnh toàn cầu hóa thế giới , công khai ủng hộ việc các công ty công nghệ lớn nhất quốc gia mang chuông đi đánh xứ người , đương nhiên điều này sẽ giúp các công ty Mỹ thoát khỏi khủng hoảng nhưng nó cũng giúp Trung Quốc phát triển vũ bão trong 8 năm ông ta cầm quyền , làm chênh lệch thương mại giữa Mỹ và Trung hằng năm lên đến hàng trăm USD , điều này vô hình chung làm Trung Quốc như hổ mọc thêm cánh , Trung Quốc chính thức trở thành công xưởng thế giới và lạ kỳ thay chính người Mỹ là những người tiêu dùng hàng hóa của Trung Quốc nhiều nhất , bởi vì chính quyền Obama đã tung ra các gói kích cầu cả tỷ đô để đẩy mạnh lượng cầu tại Mỹ qua đó đưa nước Mỹ sớm thoát khỏi vòng khủng hoảng .

Thêm vào đó , từ thời Nixon là tổng thống , Bảng vị vàng đã bị xóa bỏ . điều này có nghĩa rằng tổng giá trị tiền mặt của một quốc gia không còn được đo bằng lượng vàng mà quốc gia đó nắm giữ . Lợi dung điều này , Trung Quốc đã thao túng lượng tiền mặt của đồng Nhân Dân Tệ để nó luôn thấp hơn đồng đô la Mỹ cho dù quy mô của nền kinh tế Trung Quốc có phình to ra như thế nào đi nữa . Đồng nhân dân tệ luôn thấp hơn đồng đô la Mỹ , nghĩa là 1 đồng đô la Mỹ có thể mua nhiều hàng hoá từ Trung Quốc hơn là hàng hoá sản xuất từ Mỹ , điều này rõ ràng là một chiêu bài hỗ trợ xuất khẩu của chính quyền Trung Quốc đối với các doanh nghiệp của họ .

Trung Quốc duy trì chính sách Đồng Nhân Dân Tệ yếu
nhằm hỗ trợ xuất khẩu

Năm 2014 , 14 năm sau ngày đầu tiên TQ tham gia WTO , GDP danh nghĩa của họ đã lần đầu vượt qua Mỹ nhưng sau đó đã mau chóng lùi xuống hạng 2 , một hồi chuông cảnh tỉnh nước Mỹ với chính sách toàn cầu hóa cực đoan của mình . Nhưng quan trọng hơn , dù có thích hay không thì cả thế giới cũng đang chứng kiến Trung Quốc đang viết nên một câu chuyện thần kỳ của riêng họ , một câu chuyện thần kỳ không kém câu chuyện thần kỳ kinh tế của Nhật Bản và Nước Đức đã viết nên ở thế kỷ trước .

Nhìn sang Việt Nam , các nhà đầu tư thấy một đất nước nhỏ bé hơn nhiều và được lựa chọn đầu tư như một phương án thay thế Trung Quốc để giảm bớt rủi ro hay còn gọi là chiến lược Trung Quốc +1 . Điều này cũng giúp Việt Nam phát triển nhanh chóng trong 10 năm trở lại đây , nhưng thật sự thì chúng ta đã bỏ qua khá nhiều cơ hội phát triển trước đó .

Đầu tiên là thời gian gia nhập WTO , chúng ta đã có thể gia nhập WTO vào năm 2000 nhưng lúc đó Trung Quốc cũng đang ký kết xin gia nhập WTO nên các nhà lãnh đạo của Việt Nam đã chọn một con đường an toàn hơn : đi sau Trung Quốc . Sau khi một quốc gia hơn 1 tỷ dân gia nhập vào WTO , đương nhiên Trung Quốc phải tự điều chỉnh để phù hợp với WTO nhưng chính WTO đã phải tự điều chỉnh rất nhiều để phù hợp hơn với Trung Quốc . Điều này làm thay đổi hàng loạt các tiêu chuẩn gia nhập cho những nước phía sau Trung Quốc bao gồm có Việt Nam , mà phần lớn các sự thay đổi này đều khắc khe hơn . Chúng ta mất một khoảng thời gian khá lâu sau đó để tự điều chỉnh và cuối cùng phải đến năm 2007 thì chúng ta mới đủ tiêu chuẩn gia nhập WTO , 7 năm trễ mất những cơ hội quý giá .


Hiệp Định TPP đã thất bại nặng nề

Nếu chúng ta nhanh nhạy hơn , biết nắm bắt cơ hội như Trung Quốc đã làm , thì Việt Nam cũng sẽ không đến nỗi đi sau thế giới nhiều đến như vậy . Những tập đoàn như Samsung đầu tư vào Việt Nam khá trễ khoảng giữa năm 2014 ( tức là sau 7 năm chúng ta gia nhập WTO , đúng bằng khoảng thời gian Trung Quốc gia nhập vào WTO cho đến lúc khủng hoảng kinh tế xảy ra ) . Có lẽ các nhà Lãnh đạo Việt Nam ý thức hơn nên sau WTO , họ đã thúc đẩy hàng loạt các hiệp định quan hệ song phương với các nước trên thế giới .

Đỉnh điểm là việc chúng ta tham dự hiệp định đối tác xuyên thái bình dương TPP mà người khởi xướng là Mỹ , nếu hiệp định này thành công VN sẽ hưởng nhiều ưu đãi nhất trong tất cả các quốc gia thành viên , nhưng có lẽ hiệp định đó đã thất bại nặng nề khi Donald Trump lên nắm quyền .

Nói như thế cũng không có nghĩa rằng chúng ta đánh mất hết cơ hội vươn lên .Bài học của các nước đã và đang vươn mình lên vẫn còn đó , chúng ta chỉ cần lựa chọn đúng con đường và cố gắng phần đấu , Hiện tại Việt Nam nên đầu tư phát triển nhiều vào sản xuất chứ không phải là bất động sản , chính ngành sản xuất sẽ thay da đổi thịt cho Việt Nam bằng con đường xuất khẩu , những tòa nhà chọc trời không khẳng định rằng Việt Nam đang giàu mạnh mà chỉ có chất lượng trong từng sản phẩm mới thể hiện Việt Nam đang đứng ở đâu trên bảng đồ thế giới .


Trương Trung Hiếu
Share:
Được tạo bởi Blogger.

Labels

Tổng số lượt xem trang