Nơi chia sẻ đam mê CAD-CAM-CNC với góc nhìn cá nhân

30 tháng 4, 2017

Giới Thiệu Công Nghệ Scan 3D .


Công Nghệ Scan 3D hay còn gọi là Scan laser là một công nghệ đo tiên tiến trên thế giới : đo không tiếp xúc bằng ánh sáng laser . Hiện nay có khá nhiều hãng đã sản xuất ra nhiều loại máy Scan 3D với tần số laser khác nhau , phần mềm và phần cứng của máy Scan khác nhau , độ chính xác khi quét và mật độ điểm ảnh khác nhau nhưng nguyên lý hoạt động của chúng thì gần như giống hệt .
Hình ảnh minh họa Scan 3D

Ánh Sáng Laser được phát ra từ nguồn sáng , va chạm vào bề mặt vật thể và phản xạ trở lại đầu thu . Lúc này các tia laser phản xạ sẽ được thu lại và được đo đạc khoảng cách cũng như so sánh các góc lệch với nhau . Sản phẩm của công việc Scan 3D này là một tập hợp các đám mây điểm chồng lên nhau tầng tầng lớp lớp để khái quát nên hình thù của bề mặt vật thể .

Các công nghệ đo truyền thống tỏ ra kém hiệu quả khi chúng đối mặt các chi tiết có hình thù quá phức tạp . Thực tế cuộc sống vẫn có những bề mặt vật thể rất phức tạp cần được đo đạc chính xác , như việc làm hình sáp một cầu thủ nổi tiếng hay dựng nên một mô hình của hàm răng , khung xương con người theo kích thước hình dạng thực để nghiên cứu trong y khoa ...
Một file scan 3D với các bề mặt cực kỳ phức tạp


Trong công nghệ này , chất lượng của máy Scan là điều then chốt . Những máy Scan không có đầu thu ánh sáng tốt thường cho ra 1 đám mây điểm không chính xác về cả hình thù lẫn kích thước . Điều này xảy ra là do ánh sáng không thể quay về đầu thu nếu bề mặt của chi tiết Scan quá phức tạp hoặc bề mặt chi tiết phản xạ ánh sáng kém . Để làm giảm tình trạng này người ta phải hỗ trợ cho máy Scan bằng cách sơn 1 lớp sơn lên bề mặt chi tiết để tăng sự phản xạ ánh sáng .




Mật độ điểm trong đám mây là yếu tố quyết định độ chính xác bề mặt của chi tiết
nhìn lên hình ta thấy rõ hình ảnh có 45000 điểm ảnh là chính xác nhất

Mật độ của đám mây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của chi tiết . Các điểm ảnh sau khi được xử lý bằng phần mềm chuyên dụng sẽ tạo thành những đa giác ( Polygon) nối liền nhau như kiểu lưới để khái quát nên bề mặt chi tiết . Điều quan trọng là các đa giác này sẽ rất to nếu như mật độ điểm ảnh mà đầu thu của máy Scan thu được quá thưa thớt , dẫn đến hình ảnh khái quát nên chi tiết kém chính xác hơn vật thể bên ngoài rất nhiều vì các bề mặt cong thực trên chi tiết bị thay thế bằng các bề mặt phẳng của hình đa giác .

Điều này cũng tương tự như hình ảnh trên tivi sẽ kém chất lượng hơn hình ảnh thật khá nhiều nếu độ phân giải màn hình bị điều chỉnh thấp xuống  bởi vì hình ảnh thật được lắp ghép từ nhiều ô vuông nhỏ , nếu kích cỡ ô vuông càng nhỏ thì đường nét vật thể trên tivi sẽ càng mịn và nét .


Hiện nay công nghệ Scan 3D được áp dụng kết hợp với 2 công nghệ Thiết kế ngược và In 3D , riêng đối với thiết kế ngược thì Scan 3D là một quy trình bắt buộc không thể tách rời . Hai công nghệ phía sau thực chất cũng là những công nghệ tiên tiến trên thế giới và đang dần ảnh hưởng sâu rộng đến các ngành sản xuất trên thế giới . Các bạn có thể tìm hiểu thêm về công nghệ In 3D Tại đây


Trương Trung Hiếu 
Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.

Labels

Tổng số lượt xem trang