Nơi chia sẻ đam mê CAD-CAM-CNC với góc nhìn cá nhân

28 tháng 8, 2017

Một Vài Góp Ý Cho Việc Dạy Tiếng Anh .

Lớp học tiếng Anh như thế nào là tốt ?

Lớp học tiếng Anh tốt là lớp học Tiếng Anh không giống 1 lớp học Toán .
Giáo dục ở Việt Nam đề cao tính Logic , tức là chỉ có đúng hoặc sai , để ý kỹ thì các bạn sinh viên ngành Kỹ thuật có ngoại ngữ kém hơn hẵn các bạn học trường Nhân văn và trường Kinh Tế .
Do đề cao tính đúng sai từ nhỏ , 1 sinh viên cảm thấy ngại khi giao tiếp , vì 1 câu họ nói ra họ cũng chả biết là nó đúng hay nó sai . Cái cảm giác đó đẩy họ lùi lại , họ ngại va chạm , hoặc họ chỉ thích va chạm khi mà họ chắc chắn rằng cú va chạm đó họ sẽ chiến thắng .
Thế thì 1 lớp học tiếng Anh tốt là 1 lớp học … không giống 1 lớp học mà chúng ta từng biết . Đó là nơi mà sinh viên cảm thấy thoải mái , phải thật sự thoải mái và không e ngại nói vấp . Giáo viên phải liên tục trấn an , giúp cho sinh viên thoát khỏi cái bẫy tâm lý sợ sai đang mắc phải .
Sinh viên phải được khen li
ên tục , khi chúng ta tập nói tiếng mẹ đẻ , chúng ta nói “ ba , má “ là cả nhà xúm lại khen nức nở , đó là dấu hiệu động viên mà 1 đứa trẻ nhận biết được , thúc đẩy nó nói được nhiều hơn , nếu đứa trẻ đó nói sai thì ba mẹ của nó vẫn ân cần dạy nó nói lại cho đúng , nếu nó nói lại mà đúng thì họ vẫn khen như thường , họ đâu có bao giờ chê nó , thế là trong tiềm thức của thằng nhỏ hiểu rằng nói sai hay nói đúng thì cũng đều được khen , đôi khi thằng nhỏ cố gắng học nói chỉ để được ba mẹ khen nhiều hơn mà thôi , ngoài ra lúc nhỏ chúng ta cũng không bị mắc bẫy tâm lý sợ sai như khi đã kinh qua nền giáo dục Việt Nam , nơi mà bạn sai là bạn bị điểm thấp , nên con đường đến với ngôn ngữ của các em bé rất nhẹ nhàng và vô cùng tự nhiên .


vấn đề lớn nhất của sinh viên học tiếng anh là sự thiếu tự tin
chứ không phải thiếu kiến thức .

Sinh viên cần gì ở giáo viên ?

Đầu tiên xin nói về tâm lý mỏ neo mà em phát hiện được .
nếu 1 người nào đó cảm thấy anh ta học giỏi toán , rất có thể đó là do anh ta liên tục nhận điểm cao trong môn toán , tương tự như vậy nếu  anh ta liên tục nhận điểm trung bình ở môn AV , thì anh ta có xu hướng  tự đánh giá bản thân ở mức trung bình . Anh ta không hiểu rằng , con điểm đó chỉ là 1 lát cắt đánh giá trình độ của anh ta tại 1 thời điểm mà thôi . Và nó chỉ có giá trị ngay tại thời điểm đó thôi , CHẤM HẾT .


Hãy nghĩ mà xem , cũng cùng là anh sinh viên đó , nhưng vì anh ta nhận quá nhiều điểm 10 ở môn toán nên khi nhận 1 điểm 5 được anh ta coi là 1 sự lệch quỹ đạo , tự động 1 câu nói vang lên trong đầu anh ta " mình phải trở về level của mình ngay , không thể để chuyện này xảy ra nữa ". Tâm lý anh ta đối với môn toán là 1 chiếc mỏ neo đặt ở vùng nước của sự tự tin từ lâu rồi .
Còn với môn anh văn , do anh ta nhận quá nhiều điểm 5 , nên đến khi anh ta thực sự làm tốt , điểm 10 chẳng hạn , anh ta cũng chỉ coi đó là 1 sự may mắn đột xuất , anh ta sẽ nghĩ những bài kiểm tra sau chắc là mọi thứ sẽ về lại với con số 5 mà thôi . Tâm lý anh ta đã neo sẵn ở chổ không tự tin rồi .

Hệ thống điểm số trong môn AV là một gáo nước lạnh dội thẳng vào sự tự tin của sinh viên . Tuy biết rằng điểm số là cách duy nhất kiểm tra được vị trí trình độ của sinh viên đó đang ở mức nào tại một thời điểm nào đó , nhưng đối với môn anh văn điểm số như 1 cái mỏ neo , nếu bị điểm kém thì chàng trai đó mãi mãi đánh giá mình ở loại kém và cứ thế mức độ anh ta quan tâm cho môn anh văn cũng chỉ đủ để duy trì cái điểm kém của mình .

Thế thì , Sinh viên cần giáo viên đập bỏ cái tâm lý mỏ neo đó , bằng cách :


+ Nêu hình mẫu học anh văn : rất quan trọng , trong suy nghĩ của sinh viên , họ luôn cho rằng thầy giáo là người đã đạt ở level rất xa họ , thêm vào đó các giáo viên lại thường hay tô vẽ thêm những gì họ đã trải qua cho có sắc màu huyền thoại 1 chút để có oai với học sinh , thế nên trong 1 lớp học , người mà rành tiếng anh nhất , có khả năng dẫn dắt sinh viên thoát ra khỏi vũng lầy nhất lại là người xa sinh viên nhất . Khắc phục việc này rất dễ , giáo viên cứ kể hết những gì mà giáo viên đó gặp trên con đường chinh phục tiếng anh , sinh viên nghe xong sẽ thấy đâu đó trong câu chuyện mình đang rất gần tình huống của giáo viên mình , thế là họ cứ theo đường đó mà đi .

+ Chấm điểm cực thoáng : những con điểm cao sẽ giúp sinh viên phá bỏ cái suy nghĩ mình kém anh văn . 
Suy cho cùng thì , sinh viên đâu cần cái con điểm , không lẽ họ đi xin việc bằng cách đem con điểm đó quăng lên bàn phỏng vấn , sinh viên cần tiếng anh chứ đâu có cần con điểm đánh giá môn tiếng anh của họ . Thế nên hà tiện chi 1-2 điểm , để vô tình đánh tan sự tự tin của học trò mình .

+  Liên tục khuyến khích , động viên sinh viên : để họ thêm tự tin vào chính mình . Họ biết rằng học tiếng anh gian khổ đấy nhưng họ có thể đè bẹp cái gian khổ ấy , trong lúc động viên đừng quên rằng giúp họ cởi bỏ cái đống xiềng xích tâm lý mà họ mắc phải .

+ Biến lớp học trở nên sinh động hơn : các trung tâm làm điều này khá tốt vì họ có điều kiện để làm điều này thật triệt để 
, hãy nhìn Wall street English , họ tổ chức hầu hết các buổi lễ trong năm , sinh viên của họ tham gia rất nhiều , họ có chính sách sinh viên chỉ cần đóng tiền học 1 lần là có thể ở trung tâm cả ngày nếu muốn . Tuy nhiên trong môi trường giáo dục đại trà như các trường đại học làm như họ là bất khả thi , chúng ta chỉ có thể cải thiện môi trường học sao cho bớt chán thôi chứ không thể nào biến lớp học anh văn thành ngôi nhà thứ 2 của sinh viên như các trung tâm đã làm được .

                               
                                                                                                   Trương Trung Hiếu
Share:
Được tạo bởi Blogger.

Labels

Tổng số lượt xem trang