Một sản phẩm in 3D |
Về phương pháp in ấn :
SLA dùng ánh sáng ( trong phổ nhìn thấy hoặc không nhìn thấy) để biến nhựa lỏng thành dạng rắn tại một điểm trong một thời điểm . Còn công nghệ DLP dùng ánh sáng đông kết cả một lớp in trong một thời điểm.
Cà 2 phương pháp này đều sử dụng resin( nhựa lỏng) để làm nguyên vật liệu in ấn ra sản phầm , đều in từ dưới lên trên . Resin khi tiếp xúc với ánh sáng sẽ bị đông kết lại và liên tục tạo ra 1 chuỗi liên hoàn các phản ứng đông kết , vì thế sự liên kết giữa các lớp là liên tục để đảm bảo cơ tính của sản phẩm 3D .
SLA sử dụng một đầu phát ánh sáng laser để bắn vào vùng in , chùm laser này được điều khiển bằng cách chạy dọc trục X và trục Y thông qua 2 động cơ phụ trách mỗi trục . Đầu Laser sẽ di chuyển từ từ sao cho nó có thể đảm bảo sự đông kết của Resin là liên tục .
Công nghệ SLA dùng tia Laser kết tinh nhựa lỏng Resin |
DLP thay vì sữ dụng một đầu phát laser và chỉ có thể đông kết tại 1 điểm trên bàn in thì nó dùng 1 màn hình máy chiếu kỹ thuật số , các pixel trên màn hình ấy đóng vai trò là 1 đầu phát ánh sáng chỉ có 2 trạng thái là tắt và mở (0 và 1) , vì thế với màn hình này hoàn toàn có thể in ra cả 1 lớp Resin thay vì chỉ in ra được 1 điểm như công nghệ SLA .
Công nghệ DLP , ánh sáng kết tinh được chiếu từ máy chiếu bên dưới . làm Resin liên tục kết tinh |
Về độ phân giải nhỏ nhất của 2 phương pháp này cũng có sự khác nhau rõ rệt vì đối với SLA chùm tia sáng có hình tròn và Công nghệ DLP thì chùm ánh sáng lại được số hoá theo Pixel tức là một đơn vị ánh sáng nhỏ nhất là hình vuông . Vậy thì cơ bản ở cấp độ vi mô , chúng ta sẽ thấy biên dạng mà 2 phương pháp này in ra sẽ rất khác nhau , tuỳ theo loại biên dạng đó là gì mà 2 phương pháp trên sẽ chiếm lấy ưu thế cho riêng nó.
Về thời gian in quá rõ ràng rằng công nghệ DLP có thời gian in ngắn hơn nhiều so với SLA , vì thay vì kết tinh tại 1 điểm thì chúng có khả năng kết tinh đồng loạt 1 lớp resin .
Về sự ổn định thì SLA có sự ổn định cao hơn DLP , hãy tưởng tượng màn hình chiếu ánh sáng của DLP có hàng ngàn , hàng vạn pixel và không phải pixel nào cũng hoạt động tương tự lẫn nhau về cường độ ánh sáng , về góc chiếu sáng , về khoảng cách chiếu sáng của pixel đó đến lớp resin mà nó cần đồng đặc .
Về không gian in như đã nêu bên trên về điểm yếu của DLP trong sự ổn định , để đảm bảo sự ổn định này thông thường người ta sẽ focus khoảng cách cho máy in 1 khoảng cách cố định . do đó làm giới hạn đi không gian in ấn đáng kể . Còn SLA nó có thể in ở bất kỳ đâu trong không gian in của nó , điều đó dẫn đến sản phẩm của SLA không bị giới hạn về kích thước .
Về chất lượng bề mặt cả 2 phương pháp này đều có bề mặt được xem là thô . Tuy nhiên DLP đặc biệt hơn với hiệu ứng Voxel , vì các mô nhỏ nhất của sản phẩm 3D là các ô vuông xếp chồng lên nhau vì thế ở rìa các sản phẩm này chúng ta thấy chúng như những khu ruộng bậc thang kiểu như hình minh hoạ bên dưới . Hiệu ứng này tuy không ảnh hưởng gì nhiều đến chất lượng sản phẩm nhưng nó lại gây ra sự khó chịu về mặt thẩm mỹ . Thường thì chúng ta cần 1 bước xử lý nữa để loại bỏ hiệu ứng này bằng cách hấp sản phẩm trong hơi Axeton hoặc phun cát để mài đi chúng .
Hiệu ứng Voxel trong công nghệ in DLP |
Sau khi đọc xong bài phân tích có lẽ bạn đã có những phân biệt được ưu nhược điểm của 2 phương pháp SLA và DLP . Điều này sẽ giúp bạn đưa ra những lựa chọn mua máy cho mình hoặc sử dụng công nghệ in thích hợp cho sản phẩm. Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết .
Trương Trung Hiếu ( sưu tầm )
0 nhận xét:
Đăng nhận xét